Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Kinh Doanh - Mr Quyên

0933 567 979

skype

Kinh doanh - Mrs Thu

0908189486

skype

TIN TỨC - SỰ KIỆN

CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

Bột sơn tĩnh điện là gì

Quy trình sơn tĩnh điện

LIÊN KẾT

CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

Công ty TNHH Cầu Thịnh, phát triển hệ thống sơn tĩnh điện để phục vụ  hoàn tất thành phẩm của công ty và phục vụ sơn gia công trong ngành cơ khí .

Bột sơn chúng tôi sử dụng không có chì, chủ yếu được cung cấp bởi các nhà sản xuất bột sơn chuyên nghiệp : AkzoNobel, Jotun, Tiger...

Hệ thống lò sơn tĩnh điện của công ty gồm hai hệ thống được thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn Châu Âu :

-Hệ thống lò sơn tĩnh điện và lò xấy cố định có thể xử lý và sơn các sản phẩm có độ dài 6m,Chiều rộng 2m, cao 2m .

-Hệ thống lò sơn tĩnh điện và lò xấy tự động có thể xử lý và sơn các sản phẩm có độ dài 3m,Chiều rộng 0.8m, cao 1.5m .

Sản phẩm sơn tĩnh điện của chúng tôi được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm (kim loại) trước khi sơn tĩnh điện được xử lý bề mặt. Thông thường sản phẩm được sơn tĩnh điện là kim loại. Ta xét trên bề mặt sắt, thép:

Việc xử lý bề mặt sản phẩm nhằm mang lại các yêu cầu sau:

Sản phẩm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí)

Sản phẩm sạch rỉ sét.

Sản phẩm không rỉ sét trở lại trong thời gian chưa sơn.

Tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và kim loại.

Do các yêu cầu trên mà việc xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn thường được xử lý theo phương pháp nhúng sản phẩm vào các bể hóa chất.

Hệ thống các bể hóa chất bao gồm các bể sau:

1. Bể chứa hóa chất tẩy dầu mỡ.

2. Bể rửa nước sạch.

3. Bể chứa axit tẩy rỉ sét, thông thường là H2SO4 hoặc HCl.

4. Bể rửa nước sạch.

5. Bể chứa hóa chất định hình bề mặt.

6. Bể chứa hóa chất Photphat hóa bề mặt.

7. B ể thụ động hóa sản phẩm

8. Bể rửa nước sạch.

Các bể này được xây và phủ nhựa Composite.

Sản phẩm sơn được đựng trong các rọ làm bằng lưới thép không rỉ, di chuyển nhờ hệ thống balang điện qua các bể theo thứ tự trên.

Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất được làm khô trước khi sơn, lò sấy khô sản phẩm có chức năng sấy khô hơi nước để nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.

Bước 3: Sơn sản phẩm

Sản phẩm sau khi xử lý hóa chất và sấy khô được đưa vào buồng phun sơn và thu hồi sơn.

Do đặc tính của sơn tĩnh điện bột là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt kim loại nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà buồng phun sơn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.

Thiết bị phun sơn và súng sơn chúng tôi sử dụng là súng Gema với ưu điểm tối ưu trong ngành Sơn tĩnh điện.

Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm

Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180C – 200C trong 30 phút

 Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến, nguyên liệu đốt là Gas.

Đối tác

backtop